Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dứa là một loại trái cây giàu chất dinh dưỡng, nó cung cấp nhiều chất vitamin cần thiết cho cơ thể. Các nghiên cứu khoa học cho thấy ăn dứa hàng ngày giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho hệ tiêu hóa, chống ôxi hóa. Ngoài ra, dứa còn giúp chị em phụ nữ có làn da đẹp, mịn màng.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyên chúng ta nên thận trọng khi ăn dứa vì quả nó nằm gần mặt đất, dễ nhiễm một loại nấm độc có tên là Candida tropicalis. Đặc biệt, loại nấm này phát triển mạnh vào mùa hè, trùng với thời điểm thu hoạch rộ dứa tại các vùng chuyên canh.
Ngoài ra, khi thu hái, vận chuyển, dứa dễ bị dập, úng và đây cũng là điều kiện để nấm Candida tropicalis phát triển. Theo các chuyên gia y tế, ngộ độc dứa rất nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, những người đã từng “say dứa” thì nên thận trọng hơn khi ăn. Sau khi ăn dứa khoảng 30 phút, nếu thấy người mệt mỏi, khó chịu, mẩn ngứa thì nên dừng ngay. Nếu nặng hơn, nên đến ngay các cơ sở ý tế để thăm khám kịp thời.
Ngoài ra, những trường hợp dưới đây nên tránh ăn dứa:
Người có tiền sử bị viêm họng dị ứng
Trong dứa có chứa 1 loại glucoside có tính chất kích ứng niêm mạc gây rát lưỡi và ngứa ở cổ họng khi ăn. Nếu có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản thì nên tránh xa dứa vì nó sẽ làm các triệu chứng nặng hơn.
Những người có nguy cơ bị chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) cũng không nên ăn dứa.
Người bị đau dạ dày
Trong dứa có chứa nhiều axít hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein. Tuy nhiên, những chất này lại không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
Người bị béo phì, đái tháo đường
Những người này cũng không nên ăn dứa vì nó chứa nhiều đường, dễ gây thừa cân và làm cho các triệu chứng của người bệnh đái thao đường nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, người có tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng… nên cũng hạn chế ăn loại quả này.
Khi bị ngộ độc dứa, thường có các dấu hiệu như: đau bụng quằn quại dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy, thường kèm theo triệu chứng ngứa ngáy toàn thân; miệng lưỡi tê dại kèm theo chảy mồ hôi, khó thở, nổi mề đay…
Khi ngộc độc dứa, cần tiến hành các biện pháp như gây nôn, uống trà đường, nếu nặng hơn phải đưa đến các cơ sở y tế ngay.