Ngày 5/4 Bộ Y tế công bố 2 trường hợp nhiễm vius Zika đầu tiên tại Khánh Hòa và TP.HCM, thông tin UBND tỉnh Khánh Hòa cũng đã công bố dịch bệnh do virus Zika quy mô xã, phường trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Từ đây, đã có rất nhiều hoang mang, âu lo trong mỗi người dân về con virus đáng sợ này.
Virus Zika lây nhiễm qua muỗi vằn, qua đường máu, và quan hệ tình dục không an toàn. Vì vậy trong thời gian này, người dân không nên di chuyển đến vùng có dịch và cần áp dụng các biện pháp để phòng tránh nhiễm virus Zika.
Hiện nay, bệnh do virus Zika gây ra chưa có thuốc đặc trị, vắc xin phòng ngừa, để không nhiễm bệnh, người dân cần hạn chế di chuyển tới vùng có dịch và áp dụng một số biện pháp sau:
Phòng tránh muỗi đốt và hạn chế muỗi sinh sôi:
Vì con đường lây truyền chủ yếu của virus Zika là qua muỗi Aedes. Do đó, cách tốt nhất để phòng tránh nhiễm virus Zika là tránh không bị muỗi đốt. và hạn chế sự sinh sôi của muối aedes.

– Trong sinh hoạt hàng ngày, mặc quần áo dài tay phòng tránh muỗi đốt ban ngày, Khi ngủ cần mắc màn
Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
– Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
– Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…
– Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
– Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi để phòng, chống dịch.
– Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
– Không đi du lịch đến các vùng đã xuất hiện virus ZIKA.
Cẩn trọng khi hiến và truyền máu:
Các chuyên gia khuyến cáo việc hiến máu và truyền máu cần được đảm bảo và xét nghiệm virus cẩn thận.
Ngày 5/4 Cục quản lý khám chữa bệnh, Bộ y tế đã họp khẩn về phòng chống lây truyền virus zika đảm bảo an toàn truyền máu. Hội đồng Chuyên môn bao gồm các chuyên gia thuộc lĩnh vực huyết học truyền máu, sản khoa, xét nghiệm, dịch tễ…..do GS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện huyết học Truyền máu Trung ương làm Chủ tịch Hội đồng
Sử dụng biện pháp phòng tránh khi quan hệ tình dục:
Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), virus Zika có thể tồn tại trong tinh dịch của nam giới 10 tuần sau khi bệnh khởi phát. Một số người nhiễm bệnh nhưng lại không có biểu hiện sẽ truyền virus cho các đối tác tình dục.
Vì vậy, những người đàn ông sống hoặc du lịch tới khu vực bị ảnh hưởng bởi virus Zika nên tránh sinh hoạt tình dục, hoặc sử dụng các biện pháp phòng tránh như bao cao su, đặc biệt với phụ nữ mang thai để bảo vệ thai nhi.
Mình xin chia sẻ!