Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết, Pseudomonas Aeruginosa là dạng gây bệnh phổ biến nhất của vi khuẩn này.
Triệu chứng của P. Aeruginosa khác nhau, tùy thuộc vào loại nhiễm trùng:
Nhiễm trùng phổi (viêm phổi) có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt và ớn lạnh, khó thở, tức ngực, mệt mỏi và ho. Nhiễm trùng đường tiết niệu khiến người bệnh đi tiểu thường xuyên, tiểu đau, nước tiểu có mùi khó chịu, màu đục hoặc có máu, đau ở vùng xương chậu.
Viêm tai có thể gây đau tai, giảm thính lực, đỏ hoặc sưng tai ngoài, sốt,... P. Aeruginosa cũng có thể gây nhiễm trùng mắt ở những người sử dụng kính áp tròng.
Nhiễm trùng nghiêm trọng do P. Aeruginosa chủ yếu xảy ra ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe, nhưng mọi người cũng có thể nhiễm khuẩn từ bồn tắm nước nóng và hồ bơi. Trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe, P. Aeruginosa lây lan qua việc vệ sinh không đúng cách, thiết bị y tế không được khử trùng hoàn toàn...
Nhiễm trùng P. Aeruginosa nhẹ, liên quan đến nước, thường được điều trị dễ dàng hơn bằng một số loại kháng sinh nhất định. Tuy nhiên, điều trị nhiễm P. Aeruginosa nghiêm trọng liên quan đến bệnh viện khó khăn hơn vì một số chủng vi khuẩn có khả năng kháng gần như tất cả các loại kháng sinh mạnh.
Theo StatPearls, nếu vết thương ở chân dẫn đến nhiễm trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas không được điều trị, nó có thể dẫn đến nhiễm trùng trong xương. Nhiễm trùng do vi khuẩn Pseudomonas Aeruginosa xâm nhập vào máu có thể dẫn đến suy hô hấp, sốc và tử vong.
Tỷ lệ tử vong do nhiễm trực khuẩn mủ xanh được ước tính là từ 18 đến 61%. Những người bị nhiễm trùng máu hoặc ung thư máu có nguy cơ tử vong cao hơn, theo các nghiên cứu trước đây.
Theo một bài báo đăng trên tạp chí Drugs in Context năm 2018, việc chậm trễ điều trị có liên quan đến tỷ lệ tử vong tăng rõ rệt.
Làm sao để phòng ngừa nhiễm khuẩn Pseudomonas Aeruginosa? Dưới đây là một số cách phòng ngừa vi khuẩn Pseudomonas Aeruginosa, theo Vietnam Daily chia sẻ: