Mới đây trên một Fanpage chuyên về phim Trung Quốc đã đăng tải một bài Post thu hút sự chú ý của đông đảo nhiều người. Theo đó bộ phim cổ trang Trung Quốc hiện đang được kênh VTV8 phát sóng Thịnh Đường Huyễn Dạ đã sử dụng trái phép Nhã nhạc cung đình Huế của Việt Nam ở nhiều phân cảnh khiến nhiều người cảm thấy vô cùng bất bình.
Cụ thể, trong tập 9 của phim có cảnh các mỹ nữ và dàn nhạc dâng lên hoàng đế những điệu múa, tiếng nhạc. Đoạn nhạc được sử dụng trong cảnh này bị nhiều tài khoản nhận xét là giống với nhã nhạc cung đình Huế của Việt Nam. Ý kiến này được nhiều chuyên gia văn hóa, âm nhạc đồng tình. Mặt khác nó cũng tạo nên một làn sóng phẫn nộ dữ dội và đòi tẩy chay bộ phim.
Hầu hết đều cho rằng nhã nhạc cung đình Huế là nhạc truyền thống của văn hóa Việt Nam, ekip làm phim lại đi ghép vào cảnh lịch sử văn hóa của Trung Quốc là điều không thể chấp nhận được.
Không rõ mục đích của người làm phim có dụng ý gì khi làm việc này, một số còn thẳng thẳn bình luận rằng đúng là “ăn cắp” “quen tay” “Nghe là biết Nhã nhạc”.
Nhạc sĩ Nguyễn Quang Long cho biết đây là khúc hòa tấu quen thuộc trong sinh hoạt, lễ nghi mang tính cộng đồng hay lễ hội ở Việt Nam. Trong nhã nhạc cung đình Huế bản Lưu thủy kim tiền này được định hình rõ nét và mang tính chất chuyên nghiệp.
“Tất cả đều là di sản quý cha ông ta đã trao truyền và chúng ta có trách nhiệm bảo vệ, duy trì và trao truyền cho những thế hệ tiếp nối”, nhạc sĩ kiêm nhà phê bình nói thêm.
Thuật ngữ “nhã nhạc” xuất hiện lần đầu vào thời nhà Hồ đầu thế kỷ 15 (1400 – 1407), mặc dù các tổ chức dàn nhạc cung đình đã được thành lập trước đó nhiều thế kỷ.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư có ghi: Vào năm 1402, Hồ Hán Thương đã cho “đặt nhã nhạc, lấy con các quan văn làm kinh vĩ lang, con các quan võ làm chỉnh đốn lang, tập múa các điệu văn, võ”.
Tại Việt Nam, sự ảnh hưởng lớn nhất, nếu có, chỉ xảy ra ở thời nhà Lê. Năm 2003, Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Đây là tài sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam lại gắn vào lịch sử sử Trung Quốc là đều vô cùng kệch cỡm.
Nhạc sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc truyền thống Đặng Hoành Loan cũng có lời giải thích với báo Thanh Niên rằng “Nhã nhạc có tiếp thu dàn nhạc (nhạc cụ) nhã nhạc của triều Minh, nhưng bản chất âm nhạc khác nhau hoàn toàn.
Hơn nữa, mỗi bản nhạc lại được viết bởi một tác giả khác nhau, nên không có chuyện liên quan, “na ná” nhau được. Nếu phim Trung Quốc, truyện Trung Quốc, nhạc Trung Quốc mà đưa Nhã nhạc cung đình Huế vào là việc làm tầm bậy”.
Ngay sau khi xuất hiện nhiều phản ứng dữ dội từ CĐM, đại diện của VTV8 cũng khẳng định phim chưa phát đến tập bị cho là có nhã nhạc cung đình Huế. Và đài cũng quyết định tạm dừng phát sóng phim Thịnh Đường Huyễn Dạ.
Được biết Thịnh Đường Huyễn Dạ là một bộ phim cổ trang Trung Quốc lên sóng năm 2018. Gần đây, phim được một số kênh sóng của Việt Nam mua bản quyền phát sóng lại, trong đó có VTV8.