Trước những năm 1960, biển Aral là một trong những hồ nước lớn nhất thế giới, với diện tích lên đến 68.000 km². Nếu tồn tại đến nay ở trạng thái ban đầu, nó sẽ là hồ lớn thứ ba trên thế giới, chỉ sau biển Caspi và hồ Superior.
Tuy nhiên, trong vòng chưa đầy một thế kỷ, diện tích mặt nước của biển Aral đã sụt giảm hơn 90%, để lại một sa mạc mặn – cái tên Aralkum ra đời từ chính hiện thực bi thảm này.
Biển Aral nằm giữa hai quốc gia Trung Á là Kazakhstan và Uzbekistan, và nguồn nước chính từng nuôi sống hồ là hai con sông lớn Syr Darya và Amu Darya. Thế nhưng, từ thời kỳ Liên Xô, nước sông được rút đi ồ ạt để phục vụ tưới tiêu nông nghiệp, đặc biệt cho việc trồng bông – "vàng trắng" của khu vực.
Hệ quả là dòng chảy vào hồ giảm mạnh, khiến mực nước biển Aral tụt dần theo từng năm.
Đến cuối thập niên 1980, biển Aral đã tách thành hai phần:
Tình trạng tiếp tục xấu đi trong hai thập kỷ sau đó. Aral lớn tiếp tục tách ra thành hai nhánh tây và đông. Đến nay, nhánh phía đông đã hoàn toàn biến mất, để lại một vùng đất khô cằn, phủ đầy muối và trầm tích trắng xóa – sa mạc Aralkum, được coi là sa mạc trẻ nhất Trái Đất.
Ảnh vệ tinh cho thấy cảnh tượng hoang tàn: chỉ còn lại một dải nước nhỏ ở phần tây, trong khi Aral nhỏ ở phía bắc thì thường xuyên bị đóng băng vào mùa đông.
Sự biến mất của biển Aral gây ra hàng loạt hậu quả nghiêm trọng:
Dù phần phía nam đang tiếp tục khô cạn, nhưng Aral nhỏ đã được cộng đồng quốc tế nỗ lực cứu vãn. Từ năm 2005, đập Kok-Aral được xây dựng nhằm giữ lại dòng nước từ sông Syr Darya.
Nhờ công trình này, mực nước ở Aral nhỏ đã tăng lên 4 mét trong 20 năm qua – một tín hiệu tích cực nhỏ nhoi giữa bức tranh u ám.