Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy uống cà phê vào buổi sáng rất có lợi cho sức khỏe. Nó giúp cải thiện tâm trạng, tăng sự tập trung, tỉnh táo, có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn cứ ‘nốc’ cà phê vô tư mọi lúc mọi nơi đâu nhé. Uống cà phê theo những cách dưới đây sẽ chỉ mang đến thiệt hại cho cơ thể thôi.
Ông bà ta thường nói cái gì quá cũng không tốt và cà phê cũng vậy. Một nghiên cứu Khoa học Thần kinh Dinh dưỡng của Mỹ vào năm 2021 cho thấy, uống nhiều hơn 6 cốc cà phê mỗi ngày dễ có nguy cơ bị giảm khối lượng não và tăng 53% nguy cơ sa sút trí tuệ.
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy người lớn khỏe mạnh nên uống 400 ml thức uống chứa cafein mỗi ngày, tức khoảng 4 cốc cà phê. Duy trì mức này hoặc thấp hơn hàng ngày sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Nên nhớ 1 điều là cà phê là một thức uống kích thích thần kinh. Nó tốt cho 1 ngày làm việc nhưng chắc chắn không tốt cho giấc ngủ ban đêm của chúng ta.
Cà phê thường giúp bạn tỉnh táo, kiểm soát sự uể oải vào sáng và trưa nhưng nếu dùng cà phê vào thời điểm cuối ngày, bạn sẽ thấy bồn chồn, khó chịu. Nguyên nhân là do thời gian tiêu thụ caffein của một người trung bình khoảng 5 giờ, mất khoảng 10 giờ để loại bỏ hoàn toàn cà phê khỏi hệ thống cơ thể.
Và hãy nhớ rằng uống cà phê muộn sẽ gây mất ngủ đấy nhé. Đừng để sáng hôm sau bạn phải bắt đầu 1 ngày làm việc với tâm thế uể oải vì trót uống cà phê muộn.
Nhiều người thích cho quá nhiều đường vào cà phê. Tuy nhiên, điều này có thể khiến lượng đường tiêu thụ vượt quá ngưỡng an toàn mỗi ngày. Nó không tốt tí nào cho não đâu nhé. Người lớn tiêu thụ quá nhiều đường có liên quan đến chức năng nhận thức kém. Ngoài ra, lượng đường trong máu cao kinh niên có thể làm teo não, ảnh hưởng đến kết nối chức năng của cơ quan này dẫn đến bệnh mạch máu nhỏ.