Từng thoát chết nhờ màu hiến tặng của người vô danh
Kể về ước nguyện hiến máu của mình. Ông James Harrison cho biết năm 14 tuổi, ông từng trải qua một đợt phẫu thuật thập tử nhất sinh cắt bỏ một phần phổi và cần truyền đến 13 lít máu. Chính những giọt máu của những người vô danh đã cứu sống thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Từ đó trở đi, ông quyết định sẽ hiến máu cứu người khi tròn 18 tuổi.
Bất ngờ sở hữu dòng máu vàng hiếm có trên thế giới
Ông James bắt đầu hiến máu đều đặn theo ước nguyện của mình. Sau những lần đầu tiên các bác sĩ đã vô tình phát hiện ra trong máu của ông có chứa một thành phần đặc biệt. Kháng thể đã giúp điều trị ra loại thuốc tiêm Anti-D ngăn ngừa tình trang tán huyết trẻ sơ sinh.

“Mỗi túi máu đều quý giá, nhưng máu của James đặc biệt phi thường”, Falkenmire nói. Tại Australia, hơn 17% phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh Rhesus. Dòng máu James hiến là cứu tinh cho họ.
Bệnh Rhesus là tình trạng một người mẹ có nhóm máu âm nhưng mang thai đứa con có nhóm máu dương. Đây còn gọi là bệnh tán huyết trẻ sơ sinh – biến chứng xảy ra sản phụ sản xuất kháng thể chống lại các tế bào hồng cầu có Rh-dương của em bé. Khi mắc bệnh này phụ nữ sẽ bị sẩy thai nhiều lần, em bé sinh ra bị tổn thương não. Chỉ cần tiêm vắc xin là có thể hết nguy cơ mắc bệnh này.
Một trong những đứa trẻ sống sót nhờ dòng máu mà ông James hiến tặng đó là bé Samuel (sinh năm 2015). Mẹ có bé, chị Kristy Pastor, lần đầu tiên được tiêm Anti-D trong lần mang thai thứ hai.
Với kháng thể của James Harrison trong máu, cô bé Samuel – con thứ 4 của chị Kristy – đã chào đời hạnh phúc và khỏe mạnh. Chị Kristy là một trong hàng triệu bà mẹ cảm thấy biết ơn sự đóng góp, hy sinh của ông James. Số đó còn có cả con gái ông, Tracey.
Cho đến tận thời điểm bây giờ các bác sĩ vẫn không thể lý giải được vì sao người James lại có thể sở hữu kháng thể đặc biệt này trong máu. Ông James là một trong số 50 người Australia sở hữu loại kháng thể đặc biệt trong máu. Khác với máu thông thường, người hiến huyết tương có thể hiến 2-3 tuần/lần. Do đó, đến tháng 5/2011, ông James đã hiến máu lần thứ 1.000. Trung bình cứ 3 tuần ông hiến máu một lần, liên tục hơn 60 năm.
Sự cống hiến cho y học của James Harrison đã trở thành một huyền thoại. Năm 2015, Guinness World Records ghi nhận ông là “người đàn ông có cánh tay vàng”. Mặc dù hiến máu nhiều lần như thế song ông James cho hay ông rất sợ nhìn thấy kim tiêm do đó mỗi lần như thế ông đều nhìn lên trần nhà.