Bán mỹ phẩm online là hình thức rất phổ biến trong những năm trở lại đây, tuy nhiên việc khó kiểm soát những sản phẩm rao bán bằng hình thức này khiến tình trạng buôn bán các loại mỹ phẩm giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ ngày càng trở nên phức tạp.
Mới đây, trong công tác kiểm tra, xử lý các đối tượng sử dụng mạng xã hội Facebook, Zalo… để buôn bán hàng lậu, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, lực lượng quản lý thị trường tỉnh đã xử lý và thu giữ nhiều mỹ phẩm không rõ nguồn gốc.
Cụ thể, cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn vừa tiến hành xử phạt một cơ sở kinh doanh mỹ phẩm online không rõ nguồn gốc. Đây là hộ kinh doanh tại quầy 23, tầng 1, chợ Đồng Mỏ, thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn do bà Tô Thị Khuê làm chủ có dấu hiệu vi phạm.
Đơn vị kiểm tra phát hiện tại quầy hàng đang bày bán 12 loại mỹ phẩm, sản xuất ngoài Việt Nam, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp gồm: 10 lọ nước tẩy trang nhãn hiệu HYDRATINH; 05 lọ sửa rửa mặt nhãn hiệu HYDRATINH; 05 lọ kem dưỡng da nhãn hiệu COSMA; 10 lọ kem dưỡng tóc nhãn hiệu COCOESL; 08 lọ dầu xoa bóp; 11 lọ kem chống muỗi; 08 lọ hút mũi trẻ em…
Các sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc nêu trên đều được bà Khuê rao bán trên trang facebook cá nhân của mình. Cơ quan chức năng thu giữ tất cả sản phẩm và xử lý theo pháp luật
Vậy trong trường hợp này, buôn bán mỹ phẩm online không nguồn gốc xuất xứ sẽ bị xử lý như thế nào?
Theo như Nghị định số: 185/2013/NĐ-CP và Nghị định số: 124/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính hành vi bán hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ thì có thể bị xử phạt như sau:
Bán hàng online không rõ nguồn gốc:
- Hành vi này sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng nếu như hàng hóa không rõ nguồn gốc mà bạn kinh doanh có giá trị dưới 1 triệu đồng
- Hành vi này sẽ bị xử phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối nếu như hàng hóa không rõ nguồn gốc mà bạn kinh doanh có giá trị 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng.
- Hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đnếu như hàng hóa không rõ nguồn gốc mà bạn kinh doanh có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu như hàng hóa không rõ nguồn gốc mà bạn kinh doanh có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nếu như hàng hóa không rõ nguồn gốc mà bạn kinh doanh có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
- Hành vi đó có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu như hàng hóa không rõ nguồn gốc mà bạn kinh doanh có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi nếu như hàng hóa không rõ nguồn gốc mà bạn kinh doanh có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nếu như hàng hóa không rõ nguồn gốc mà bạn kinh doanh có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi nếu như hàng hóa không rõ nguồn gốc mà bạn kinh doanh có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối nếu như hàng hóa không rõ nguồn gốc mà bạn kinh doanh có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng
- Hành vi này có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu như hàng hóa không rõ nguồn gốc mà bạn kinh doanh có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
- Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt các trường hợp trên đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Là lương thực, thực phẩm; phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc chữa bệnh cho người, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm;
b) Là chất tẩy rửa, diệt côn trùng, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi;
c) Thuộc danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.
Trong trường hợp buôn bán mỹ phẩm online mà đối tượng là nhà sản xuất hay nhà nhập khẩu thì mức phạt sẽ gấp đôi đấy.
Ngoài ra bạn còn có thể bị áp dụng một trong các hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 14 và khoản 14 điều 21 Nghị định số: 185/2013/NĐ-CP
Để tìm hiểu về các giải pháp ngăn chặn hàng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ vui lòng liên hệ Vina CHG, nhà cung cấp các giải pháp chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả ở thị trường Việt Nam.
Công ty CP Phát triển Khoa học Công nghệ Vi Na
Hotline: 091 994 8389
Email: lienhe@vinachg.vn
Messenger: facebook.com/vinachg.vn
Website: www.vinachg.vn