Với các mẫu Tesla đời cũ, muốn dùng Grok cần đáp ứng khá nhiều điều kiện: xe phải chạy chip AMD, cài phần mềm bản 2025.26 mới nhất, đồng thời kết nối Wi-Fi ổn định hoặc đăng ký gói Premium Connectivity trị giá 9,99 USD/tháng của Tesla.
Dù đã “có mặt trên xe,” Grok hiện không thể điều khiển hay tương tác trực tiếp với xe. Nói cách khác, chatbot này chưa giúp bạn mở máy lạnh, chỉnh âm lượng nhạc hay đặt chỉ đường. Nhiệm vụ duy nhất của Grok lúc này là trả lời các câu hỏi của tài xế và hành khách, với phong cách đối đáp “có phần châm biếm” đặc trưng ở chế độ Unhinged. Tesla từng khoe một đoạn trò chuyện của Grok trên X, cho thấy chatbot này vẫn giữ phong cách hài hước, đôi khi… lố bịch.
Bên cạnh việc tích hợp Grok, Tesla vẫn đang phải giải quyết hàng loạt lo ngại về độ an toàn của hệ thống Full Self-Driving, vốn chủ yếu dựa vào camera và trí tuệ nhân tạo. Hãng cho biết sẽ tiếp tục mở rộng Grok lên các mẫu xe cũ thông qua cập nhật phần mềm OTA trong tương lai, nhưng cũng thẳng thắn lưu ý rằng “Grok có thể ngừng hoạt động bất cứ lúc nào” – giống như sự cố “MechaHitler” mà chatbot này vừa gây ra cách đây vài ngày, buộc Tesla phải tạm tắt tính năng.
Grok đã bước vào thế giới xe hơi, nhưng rõ ràng hành trình “AI trên bốn bánh” của Tesla vẫn còn rất dài và lắm trắc trở.