Smartphone Android ngày nay không chỉ là công cụ liên lạc mà còn là thiết bị đa năng như một chiếc máy tính thu nhỏ. Tuy nhiên, chính điều này khiến chúng trở thành mục tiêu hấp dẫn của tin tặc. Với các thủ đoạn ngày càng tinh vi, việc nhận biết kịp thời dấu hiệu xâm nhập là vô cùng quan trọng để ngăn chặn những rủi ro không đáng có. Dưới đây là bốn biểu hiện cho thấy điện thoại của bạn có thể đã bị tấn công.
Nếu chiếc điện thoại bỗng dưng tụt pin nhanh hơn bình thường dù bạn không sử dụng, đây có thể là dấu hiệu cho thấy thiết bị bị nhiễm mã độc. Phần mềm độc hại thường chạy ngầm và tiêu tốn năng lượng đáng kể.
Để kiểm tra, hãy vào Cài đặt > Sử dụng pin > Pin, xác định ứng dụng nào đang tiêu hao năng lượng bất thường và gỡ cài đặt ngay lập tức. Sau đó, sử dụng phần mềm diệt virus đáng tin cậy để kiểm tra sâu hơn.
Tuy nhiên, không phải lúc nào pin tụt nhanh cũng do mã độc. Lỗi phần cứng hoặc pin đã xuống cấp cũng có thể là nguyên nhân, nhưng điều này cần được loại trừ để tránh những rủi ro lớn hơn.
Bạn phát hiện trên màn hình có những ứng dụng lạ mà mình chưa từng cài đặt? Đó có thể là kết quả của một cuộc tấn công, khi mã độc âm thầm đưa phần mềm độc hại vào thiết bị của bạn. Những ứng dụng này không chỉ đánh cắp thông tin cá nhân mà còn gây phiền phức bằng cách hiển thị quảng cáo hoặc lây nhiễm thêm virus.
Hãy vào Cài đặt > Ứng dụng và kiểm tra danh sách các ứng dụng đã tải. Nếu phát hiện điều gì bất thường, hãy gỡ bỏ ngay và quét lại toàn bộ thiết bị bằng phần mềm bảo mật.
Một dấu hiệu khác là mức sử dụng dữ liệu tăng đột biến mà không rõ lý do. Nếu bạn không tải xuống file lớn hoặc xem video độ phân giải cao mà dung lượng vẫn "bốc hơi", khả năng cao là có phần mềm độc hại đang hoạt động ngầm.
Để xác minh, vào Cài đặt > Mạng và Internet > Kiểm tra mức sử dụng dữ liệu, tìm kiếm ứng dụng nào đang tiêu tốn dữ liệu vượt mức bình thường và xóa chúng ngay lập tức.
Thông báo bất thường như cảnh báo nhiễm virus, tin nhắn trúng thưởng, hoặc yêu cầu thực hiện hành động ngay lập tức thường là bẫy của tin tặc. Đây là cách chúng lừa bạn cài đặt thêm phần mềm độc hại hoặc cung cấp thông tin cá nhân.
Khi gặp tình trạng này, lời khuyên từ các chuyên gia là hãy khôi phục cài đặt gốc cho thiết bị để đảm bảo không còn bất kỳ mã độc nào tồn tại.
Để tránh bị hack, hãy chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa như:
Hãy luôn cẩn trọng và giữ cho thiết bị của bạn an toàn, bởi chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể dẫn đến những hậu quả không lường trước được.