Nếu bạn lướt TikTok gần đây và chợt nghe thấy một giọng nói nữ kiểu Italy giới thiệu “Ballerina Cappuccinaaa~” với nhạc nền tưng tưng và một vũ điệu kỳ lạ, thì xin chúc mừng: bạn đã bước vào vũ trụ thối não kiểu Italy – nơi logic được “vứt ra ngoài cửa sổ”, và trí tưởng tượng bay cao không giới hạn.
Ballerina Cappuccina là một trong những nhân vật trung tâm của trào lưu Italian brainrot. Cô nàng này có cái đầu là... ly cappuccino, còn thân hình thì như một diễn viên ba lê đang biểu diễn trên sân khấu. Nhân vật được tạo ra hoàn toàn bởi AI, từ hình ảnh cho tới giọng nói. Và chính sự kỳ quặc, khó hiểu lại khiến Ballerina trở nên cuốn hút.
Trào lưu brainrot, được định nghĩa là tình trạng người dùng mạng bị ám ảnh bởi những nội dung vô lý nhưng gây nghiện, đã trở thành từ khóa nổi bật trong năm 2024 (thậm chí được Oxford gọi là “Word of the Year”). Trong phiên bản “Italy hóa” của trào lưu này, các nhân vật đều mang hơi hướng hài hước, lố bịch, đậm chất “khó hiểu nhưng không thể rời mắt”.
Không chỉ có Ballerina Cappuccina, cả vũ trụ nhân vật Italian brainrot cũng “điên” không kém:
Tại Việt Nam, giới trẻ nhanh chóng “bắt trend”. Từ tháng 4, trào lưu Italian brainrot lan nhanh, đi kèm cơn sốt học thuộc tên nhân vật dài ngoằng kiểu tiếng Ý, đọc lên như “thần chú” khiến ai cũng bật cười.
Không chỉ gọi đùa bạn bè bằng những cái tên “cà khịa” như Ballerina Cappuccina hay Bobardiro Crocodilo, nhiều bạn trẻ còn đăng ảnh selfie với caption: “Feeling cute, gọi tôi là Cappuccina đi!” hoặc: “Đang tìm Cappuccino Assassino của đời mình.”
Theo chuyên gia truyền thông Yotam Ophir, trào lưu này cuốn hút chính vì… chẳng ai hiểu nổi nó. Và đó lại là điểm hấp dẫn với Gen Z và Gen Alpha – những thế hệ yêu thích sự nổi loạn, khác biệt, và luôn tìm cách tách mình khỏi thế giới người lớn.
Ballerina Cappuccina không chỉ là một hiện tượng ảo. Cô nàng là minh chứng cho việc AI, hài hước và sự phi lý có thể tạo ra làn sóng văn hóa mới. Và dù hôm nay bạn chưa hiểu gì, thì cũng đừng lo – ngày mai bạn sẽ thấy mình đọc rành rọt Tralaero Tralala như dân bản địa thôi!