Va chạm giữa chim và máy bay, hay còn gọi là "bird strike", là một hiện tượng phổ biến trong ngành hàng không. Theo Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), "bird strike" xảy ra khi máy bay va chạm với chim trong lúc bay. Tại Mỹ, hơn 14.000 vụ va chạm như vậy được ghi nhận mỗi năm. Riêng tại Anh, năm 2022, con số này cũng chạm ngưỡng 1.500 vụ, theo Al Jazeera.
Hiện tượng này dễ xảy ra ở các sân bay bởi môi trường xung quanh như đồng cỏ, vùng đất ngập nước hay hồ nước – những khu vực lý tưởng để chim kiếm ăn và làm tổ. Ngoài ra, các loài chim di cư theo mùa, đặc biệt vào mùa xuân và mùa thu, càng làm tăng nguy cơ va chạm.
Theo thống kê, 90% các vụ va chạm giữa chim và máy bay xảy ra trong phạm vi gần sân bay. Giai đoạn cất cánh và hạ cánh là thời điểm dễ xảy ra nhất. Cụ thể, 61% vụ việc xảy ra khi máy bay hạ cánh và 36% diễn ra trong quá trình cất cánh hoặc leo cao.
Khi máy bay cất cánh, tiếng động cơ lớn khiến chim hoảng sợ và có thể bị hút vào động cơ. Trong khi đó, lúc hạ cánh, động cơ hoạt động êm hơn, làm chim khó nhận biết và không kịp phản ứng, dẫn đến va chạm với các bộ phận quan trọng như mũi, cánh hoặc bánh đáp.
Va chạm với chim có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Một số vụ tai nạn thảm khốc trong lịch sử đã minh chứng cho điều này:
Theo Allianz Global Corporate and Specialty, từ năm 2013-2018, các vụ va chạm với chim đã gây thiệt hại ước tính lên tới 340 triệu USD.
Để giảm thiểu rủi ro, các sân bay và hãng hàng không đã triển khai nhiều biện pháp:
Trong lĩnh vực sản xuất máy bay, các nhà sản xuất như Boeing và Airbus đã thử nghiệm động cơ bằng cách bắn gà đông lạnh vào động cơ hoạt động ở công suất cao để đảm bảo độ bền và an toàn.
Dù đã có nhiều biện pháp ngăn ngừa, va chạm với chim vẫn là thách thức lớn đối với ngành hàng không. Các nỗ lực nghiên cứu và cải tiến liên tục sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ và bảo vệ an toàn cho hành khách trên mỗi chuyến bay.