setglobal setglobal
14/07/2025 17:35:53

Trẻ em ngày càng ‘thân thiết’ với chatbot AI

Một báo cáo mới từ tổ chức Internet Matters cho thấy trẻ em tại Anh đang ngày càng hình thành mối gắn bó tình cảm với chatbot AI. Xu hướng này khiến nhiều chuyên gia lo ngại về sự phụ thuộc quá mức, thông tin sai lệch và các rủi ro tiềm ẩn về sức khỏe tinh thần của trẻ.

Trẻ em, chatbot AI, ChatGPT, Internet Matters, an toàn mạng, AI và trẻ em, tình cảm với AI

Trẻ em tại Anh đang bước vào kỷ nguyên mới của công nghệ khi các chatbot AI trở thành một phần quen thuộc trong cuộc sống số của các em.

Theo báo cáo “Me, Myself and AI” từ tổ chức Internet Matters, có tới hai phần ba trẻ em từ 9 đến 17 tuổi ở Anh đã từng sử dụng chatbot AI, với mức độ sử dụng tăng mạnh trong 18 tháng qua.

Ba chatbot được trẻ em sử dụng phổ biến nhất gồm ChatGPT (43%), Google Gemini (32%) và Snapchat’s My AI (31%). Đặc biệt, nhóm trẻ dễ tổn thương chiếm tỷ lệ sử dụng chatbot cao nhất (71%), so với 62% ở nhóm trẻ không dễ tổn thương. Những trẻ này cũng có xu hướng sử dụng các chatbot có tính chất “bạn đồng hành” như Character.ai hay Replika, với tỷ lệ cao gần gấp ba lần so với nhóm trẻ bình thường.

Trò chuyện như bạn bè, tìm lời khuyên từ AI

Điểm đáng chú ý là nhiều trẻ em không chỉ coi AI là công cụ hỗ trợ học tập mà còn sử dụng chúng như người bạn để tâm sự hay xin lời khuyên.

Trẻ em, chatbot AI, ChatGPT, Internet Matters, an toàn mạng, AI và trẻ em, tình cảm với AI

Báo cáo cho thấy 1/4 trẻ em đã từng xin lời khuyên từ chatbot, và 1/3 trẻ cảm thấy nói chuyện với chatbot giống như nói chuyện với bạn bè. Con số này còn tăng lên tới một nửa ở nhóm trẻ dễ tổn thương.

Đáng lo ngại, cứ 8 trẻ thì có 1 em sử dụng chatbot vì không có ai để nói chuyện ngoài đời thực. Tỉ lệ này tăng lên 1/4 đối với trẻ dễ tổn thương.

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, chuyên gia cảnh báo rủi ro lớn nhất chính là trẻ có thể nhận thông tin sai lệch hoặc nội dung không phù hợp lứa tuổi. Có tới 58% trẻ được khảo sát tin rằng dùng chatbot AI còn tốt hơn tự tìm kiếm trên Google, dẫn tới nguy cơ lệ thuộc quá mức.

Lo ngại nội dung không phù hợp

Quá trình kiểm tra cho thấy các chatbot như Snapchat’s My AI và ChatGPT đôi khi vẫn trả lời những nội dung nhạy cảm hoặc không phù hợp với độ tuổi trẻ em. Bộ lọc nội dung cũng có thể bị trẻ tìm cách vượt qua, khiến các em tiếp cận thông tin không nên biết.

Các chuyên gia trong báo cáo nhấn mạnh: “Càng ngày, AI càng giống người thật, khiến trẻ dễ dành nhiều thời gian trò chuyện với chúng, đặc biệt là những em dễ tổn thương. Việc dựa dẫm cảm xúc vào chatbot có thể gây tác động xấu tới sức khỏe tinh thần.”

Cha mẹ và nhà trường chưa đồng hành đủ

Một trong những vấn đề lớn là trẻ thường tự khám phá chatbot AI mà không có nhiều hướng dẫn từ người lớn.

Dù phần lớn phụ huynh thừa nhận đã từng nói chuyện với con về AI, chỉ 1/3 phụ huynh từng giải thích sâu về tính chính xác của thông tin từ AI. Trong khi đó, có 2/3 phụ huynh nói rằng họ muốn trò chuyện với con nhiều hơn về AI.

Ở trường học, dù trẻ đồng tình rằng nhà trường nên dạy về việc dùng chatbot AI, chỉ 57% học sinh cho biết đã từng thảo luận về AI với thầy cô. Thậm chí chỉ 18% trẻ từng nói chuyện nhiều lần về chủ đề này.

Trẻ em, chatbot AI, ChatGPT, Internet Matters, an toàn mạng, AI và trẻ em, tình cảm với AI

Kêu gọi giải pháp đồng bộ

Báo cáo kêu gọi cần có sự phối hợp đồng bộ từ chính phủ, các công ty công nghệ, nhà trường, phụ huynh và các nhà nghiên cứu để bảo vệ trẻ em khỏi các rủi ro tiềm ẩn từ AI.

Ngành công nghệ cần cung cấp tính năng kiểm soát của phụ huynh, công cụ lọc nội dung và nâng cao kiến thức số.

Chính phủ cần đảm bảo luật pháp bắt kịp tốc độ phát triển của công nghệ AI.

Trường học nên tích hợp giáo dục AI và truyền thông số vào chương trình học ở tất cả các cấp, đào tạo giáo viên về AI, cũng như hướng dẫn trẻ cách sử dụng AI an toàn.

Phụ huynh cần được hỗ trợ để trò chuyện cùng con về AI, biết khi nào nên cho trẻ dùng chatbot, và khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ thế giới thực.


   
0 bình luận     0 lượt thích

Mạng xã hội Men TV - Men Trending Vietnam hướng đến chia sẻ và lan tỏa lối sống tích cực, giàu nghị lực, bản lĩnh của người đàn ông Việt Nam.
Cơ quan chủ quản: VN TELECOM
Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Giấy phép hoạt động mạng xã hội số 715/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 28/12/2015.
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Sĩ Nông.
Văn phòng TP.HCM: 416/43/32 Dương Quảng Hàm, Phường 5, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0901.868.399
Truyền thông: 0932196959(Mr. Hiếu Thượng)
Email: mentv.social@gmail.com