Sổ hồng là cách gọi tắt của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 về giải thích từ ngữ như sau:
16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Khoản 4 Điều 13 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản như sau:
Khoản 7 Điều 26 Luật Nhà ở 2014 trách nhiệm của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại như sau:
Như vậy, chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản hoặc chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp sổ hồng cho bên mua, bên thuê mua nhà ở, trừ trường hợp người mua, thuê mua tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
Khi bị chậm cấp Sổ hồng thì người mua có thể kiến nghị hoặc gặp trực tiếp chủ đầu tư để trao đổi và đưa ra đề nghị hoàn tất việc giao Sổ hồng theo quy định pháp luật và theo hợp đồng đã thỏa thuận.
Trường hợp chủ đầu tư vẫn không giao sổ thì người mua có quyền làm đơn kiến nghị với thanh tra xây dựng để can thiệp; trường hợp hợp đồng có thỏa thuận điều khoản phạt vi phạm hợp đồng thì có quyền yêu cầu thực hiện điều khoản phạt đó hoặc khởi kiện tại Tòa án.
Ngoài ra, người mua có quyền thông tin về việc chậm cấp Sổ hồng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 31 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định tổ chức thực hiện dự án kinh doanh bất động sản không nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cho người mua hoặc không cung cấp giấy tờ, cung cấp không đầy đủ giấy tờ cho người mua trong trường hợp người mua tự nguyện thực hiện thủ tục cấp Sổ hồng thì bị xử lý như sau: