Không được hỗ trợ bởi một kỳ phương tiện nào, tất cả chỉ với đôi chân, ngựa hay lạc đà, hàng ngàn thương buôn đã vượt qua những sa mạc nóng cháy, những đoạn đường nguy hiểm để tìm đến những vùng đất mới. Họ đã đi trên con đường tơ lụa huyền thoại và để cho hậu thế nhiều dữ kiện quan trọng. Đã từng có một thời gian dài con đường này đã trở thành chủ đề nghiên cứu và tranh cãi của không biết bao nhiêu người. Tuy nhiên nó chứa quá nhiều bí ẩn mà cho đến thời điểm hiện tại con người vẫn chưa thể nào có thể khám phá được hết.
Theo như những gì mà lịch sử ghi nhận lại thì con đường này vốn được hình thành bắt đầu từ Trung Quốc sau đó kéo dài sang các nước Tây Á, Châu Phi và cả La Mã. Nó không chỉ là tuyến đường thương mại lớn nhất lúc bây giờ mà ở đó còn là sự pha lẫn của nhiều nền văn hóa khác nhau. Một con hỏi đặt ra đó là con đường này đã được hình thành như thế nào? Và tại sao nó lại được khai phá?
Thực chất chỉ là một liên minh về chính trị

Khởi nguyên cho sự ra đời của con đường này chính là mục đích liên minh về chính trị quân sự. Theo chỉ thị của vua Hán Vũ Đế (một vị vua nổi tiếng của Trung Quốc sống ở khoảng thế kỷ thứ 2 TCN), một vị đại thần tên Trương Khiên đã khởi hành đi từ Trường An để đi tìm những người Nguyệt Chi (một bộ tộc ở phía Bắc Ấn Độ) với mục đích liên minh về quân sự để chống lại người Hung Nô ở phía bắc. Khởi hành không được bao lâu thì ông bị quân Hung Nô bắt giữ, giam cầm đến 10 năm. Sau khi thoát ra ông lại tiếp tục công việc của mình, ông đã tìm được người Nguyệt Chi và liên minh với họ.
Mặt khác, trên các chặn đường đi của mình ông cũng đã liên kết với tất cả thủ lĩnh những vùng mà mình đi qua, tạo nên một tuyến đường thương mại lớn đầu tiên trên thế giới. Những nét văn hóa cũng như những sản phẩm từ các quốc gia khác đã được ông mang về và thu hút được rất nhiều quan tâm từ phía triều đình. Cuối cùng nhận thấy được tiềm năng to lớn về kinh tế, Hán Vũ Đế đã quyết định khai phá tuyến đường trên phục vụ cho việc giao thương mua bán.
Con đường tơ lụa và tham vọng độc quyền thị trường
Có thể nói Trung Quốc là quốc gia đầu tiên biết nuôi tằm, lấy kén dệt vải, tơ lụa mà họ làm ra được xem sản phẩm hiếm có trên thế giới. Những người lái buôn Trung Quốc bấy giờ đã vận chuyển tơ lụa, gốm sứ,… theo con đường này bán sang các quốc gia khác. Mỗi tấm lụa bán ra đều thu về hàng trăm lượng vàng, và có giá trị bằng cả gia tài.
Cái tên con đường tơ lụa cũng từ đó mà xuất hiện, sau đó tuyến đường này ngày càng được mở rộng ra và ngày càng có nhiều thương nhân đem hàng hóa của mình sang mua bán ở các nước khác. Ban đầu những thương nhân Trung Quốc có tham vọng muốn độc quyền thị trường lụa tơ tằm tuy nhiên sau đó một biến cố đã xảy ra khiến tham vọng này hoàn toàn tan biết.
Khi vua của nước Quy Từ (một quốc gia nằm tại lòng chảo Tarim và phía nam sông Muzat nay thuộc Tân Cương Trung Quốc) ngỏ ý lấy công chúa Trung Quốc. Vị quốc vương này từng nói với cô công chúa rằng ông cảm thấy rất buồn vì không thể mang lại cho cô những điều tốt nhất, vải của Quy Từ thô sơ và không đẹp nên có thể cô sẽ không được mặc những bộ áo đẹp thế này sau khi lấy chồng. Cảm động trước lời nói của vị vua này, cô công chúa đã lén giấu con tằm, và hạt giống cây dâu. Sau khi đến Quy Từ, công chúa bắt đầu trồng và dạy người dân ở đây cách dệt vải tơ tằm. Vải lụa từ đó phổ biến nên mong muốn độc quyền tơ lụa của các thương nhân Trung Quốc cũng bị phá sản từ đó.

Con đường tơ lụa đi qua những khu vực nào?
Khởi đầu từ Trung Quốc ( Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh), sau đó bằng qua Mông cổ, kế đến là Ấn Độ, Afganistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ , Hy Lạp và La Mã. Tuyến đường này còn kéo dài sang Nhật Bản và cả Hàn Quốc.
Chính vì thế con đường này là một sự trộn lẫn của nhiều nền văn minh khác nhau từ Âu sang Á, và cả Châu Phi. Nhiều câu chuyện bí ẩn huyền thoại đã ra đời từ chính con đường này, con đường cũng mở sang những nước Tây Á huyền bí, mang đến những một giao lưu văn hóa trên diện rộng và ấn tượng sâu sắc trong lịch sử loài người. Không chỉ khác nhau về tôn giáo, văn hóa, sản vật, hàng hóa, ngôn ngữ của những quốc gia trên con đường này cũng khá đa dạng. Nhiều thương buôn có thể nói cùng lúc nhiều ngôn ngữ khác nhau. Và cũng từ đó nhiều câu chuyện dân gian, thần thoại cũng ra đời và được truyền bá sang nhiều nước khác.
Nguyên nhân sụp đổ của con đường tơ lụa ?
Sau một thời gian hoạt động con đường đã mang lại khá nhiều lợi nhuận đáng kể cho nền kinh tế của nhiều quốc gia, tuy nhiên cũng từ đó mà lòng tham cũng trở nên nhiều hơn trước, thuế bị đánh ngày càng nặng hơn nên các thương buôn dần trở nên chán nản.
Không như bây giờ việc di chuyển mua bán có thể thực hiện nhanh chóng trong vài giờ hay tích tắc. Những thương buôn phải đi bộ nhiều dặm đường và rất khó nhọc để đến các nước mua bán, đôi khi họ còn phải vượt qua những sa mạc vô cùng nguy hiểm. Việc đánh thuế quá cao khiến tiền lời không còn nhiều nên nhiều người đã từ bỏ. Con đường cũng vì vậy mà dần dần biến mất
Sự mở rộng của con đường tơ lụa trên biển
Theo như quy luật tự nhiên hễ cái gì mất thì sẽ có một cái khác xuất hiện. Sự lụi tàn của con đường tơ lụa trên đường bộ không có nghĩa là dập tắt hoàn toàn tham vọng làm giàu của các thương nhân. Một tuyến đường thương mại mới đã hình thành ngay sau đó trên biển. Và con đường tơ lụa trên biển hình thành.
Con đường này cũng đi qua các quốc gia trên nhưng theo hướng đường biển. Các quốc gia đua nhau xây dựng các cửa biển, đường giao thương. Ban đầu người ta vẫn không tin rằng thực sự có một con đường thương mại như thế trên biển tuy nhiên sau khi cuốn nhật ký của một thuyền trưởng nổi tiếng tại Ý lúc bấy giờ là Marco Polo được công bố thì mọi thứ đều đã được khẳng định một cách chắc chắn.

Trong chuyến đến thăm các quốc gia Châu Á, Marco Polo đã ghi lại tất cả mọi thứ trong lộ trình của mình. Thay vì di chuyển đường bộ, các thương nhân chuyển sang di chuyển theo đường biển bằng tàu thuyền do đó đã thúc đẩy nền kinh tế của nhiều quốc gia phát triển nhanh hơn.
Mặc dù hiện nay con đường tơ lụa đường bộ không còn , và việc giao thương mua bán đã không còn bị giới hạn bởi thời gian và không gian như trước. Song những gì mà con đường này để lại cho con người đó chính là những minh chứng sống động cho sự tồn tại của những nền văn minh tồn tại trong thời trung cổ lúc bấy giờ.
Nghiên cứu con đường tơ lụa đã giúp các nhà khoa học và sử gia có thể tái hiện lại nhiều nền văn hóa đã mất, một thời đã từng tồn tại dọc theo con đường này…
Mọi thứ chỉ còn là những vết tích nhưng những thành phố dọc theo con đường này thì vẫn tồn tại và phát triển. Và sự thay đổi của chúng sẽ làm một chủ đề mới trong hành trình khám phá ở những phần tiếp theo.