Mua hàng online đã thực sự phổ biến trong vài năm trở lại đây, nhưng ở thời điểm dịch bệnh căng thẳng như hiện nay, cùng với chủ trương không có việc gì thì không nên ra khỏi nhà của nhà nước thì nhu cầu mua hàng online đã tăng nhanh vượt bậc. Cũng vì thế mà nhiều kẻ xấu, gian thương đã lợi dụng điều này để kinh doanh hàng giả, hàng nhái.
Dịch Covid-19 kéo dài đang làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Nếu như trước đây các cửa hàng, shop, trung tâm thương mại đông đúc khách hàng thì giờ đây vắng khách như “chùa Bà Đanh”.
Người tiêu dùng hạn chế đi lại và chuyển qua hình thức mua hàng trực tuyến. Chỉ việc ngồi ở nhà, chọn lựa mặt hàng, đặt hàng, sản phẩm sẽ được giao hàng đến tận nơi. Đây là hình thức tích cực và được áp dụng nhiều trong thời điểm như hiện nay, nhằm hạn chế đi lại, tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Tiện ích, nhanh chóng là thế, nhưng đây cũng là một hình thức mua bán chứa đựng rủi ro, bởi các cá nhân, cơ sở sản xuất hàng giả sẽ lợi dụng kênh này để kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt là các mặt hàng như khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn, máy đo thân nhiệt thuốc, thực phẩm chức năng…
Ngoài ra, đã xuất hiện những mặt hàng cho là “được tạo ra để chống lại dịch bệnh” như thẻ đeo chống virus,… được rao bán đầy rẫy trên mạng xã hội. Tuy nhiên, những sản phẩm này đều được xác minh là không có tác dụng, cốt chỉ lừa đảo người tiêu dùng và thu về lợi nhuận bất chính.

Trước thực trạng như thế, người tiêu dùng cần phải hết sức cảnh giác khi mua hàng online. Hiện tại các trang web thương mại điện tử, mạng xã hội bán hàng online là rất nhiều, tuy nhiên chỉ có 1 số trang web thương mại điện tử đăng kí và cơ quan chức năng có thể kiểm soát.
Để hạn chế những rủi ro mua nhầm hàng giả hàng kém chất lượng người tiêu dùng cần mua hàng ở những trang web uy tín và đã được cấp phép hoạt động, có thông tin liên lạc rõ ràng như địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế…
Cũng từ ngày 28/2/2020, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã thành lập Tổ công tác về Thương mại điện tử (Tổ 368) nhằm thu thập, tiếp nhận, xác minh thông tin các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường thương mại điện tử.
Các sàn giao dịch thương mại điện tử cũng đã chủ động triển khai các biện pháp kỹ thuật/bộ lọc, nhân sự kiểm duyệt… nhằm ngăn chặn, loại bỏ các sản phẩm hàng hóa phục vụ phòng, chống dịch (khẩu trang, nước rửa tay) giả, vi phạm, gây rối loạn thị trường.
Theo ghi nhận các sàn thương mại điện tử như Sendo.vn, Shopee.vn, Lazada.vn, Tiki.vn, Fado.vn, Bibomart.com.vn, Vatgia.com,… đã rà soát hơn 750.000 gian hàng, hơn 2.759.000 sản phẩm; đã xử lý, gỡ bỏ gần 8.900 gian hàng với gần 23.000 sản phẩm vi phạm trong thời gian gần đây.
Đây là động thái tốt để bảo vệ người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên các sàn này cũng phải có biện pháp chống hàng giả, giúp người tiêu dùng nhận diện để phản hồi, các sàn có cơ sở xác minh hàng chính hãng nhằm hạn chế tối đa các doanh nghiệp gian lận kinh doanh hàng giả.
Để tìm hiểu thêm về các giải pháp chống hàng giả vui lòng liên hệ:
Công ty CP Phát triển Khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG)
Địa chỉ: 170/21 Hà Huy Giáp, Thạnh Lộc, Q.12, TPHCM
Điện thoại: (028) 73098389
Hotline: 091 994 8389
Email: lienhe@vinachg.vn