Cụ thể Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có chỉ số mức độ văn mình thấp nhất trên không gian mạng DCI. Kết quả này cũng đã được Microsoft công bố trong ngày quốc tế An toàn Internet. Hiện Việt Nam đứng thứ 5 sau Nga, Columbia, Peru và Nam Phi.
Khảo sát được thực hiện nhằm tìm hiểu những trải nghiệm của người dùng đối với 21 rủi ro do các hành vi cư xử không đúng mực gây ra. Nhóm tham gia khảo sát là thanh thiếu niên, người trưởng thành tới từ 25 quốc gia. Tại Việt Nam, có 500 người tham gia khảo sát với tuổi từ 13-74.
Năm 2019, Việt Nam tăng thêm 7 điểm ứng xử kém văn minh so với năm 2018. Microsoft cũng chỉ ra những rủi ro nguy hại phổ biến trên không gian mạng Việt Nam gồm có: Liên lạc không mong muốn chiếm đến 49%, kế đến là tin lừa đảo 39%, tin nhắn gợi dục không mong muốn 41%, quấy rối tình dục 30% và gạ gẫm gợi dục 29%.
Những chủ đề mà người Việt thường hay có cách hành xử kém văn mình như trên internet gồm: Các mối quan hệ tình cảm 48%, giới tính 48%, ngoại hình 35%, chủng tộc 23% và quan điểm chính trị 23%.
Đáng chú ý, người tham gia khảo sát đều cho biết họ gặp những hành vi thiếu văn minh trên không gian mạng ngày càng nhiều trong thời gian gần đây.
Cụ thể, 70% người được khảo sát cho biết họ đã gặp phải một trong 21 hành xử không đúng mực trong một tháng gần đây. 97% thừa nhận họ đã bị tổn thương từ những hành xử đó trên không gian mạng và 83% lo lắng rằng họ sẽ gặp phải những hành vi tương tự một lần nữa.
Những người tham gia khảo sát cũng bày tỏ mong muốn hướng đến không gian mạng tốt hơn vào những năm tới cụ thể người tham gia khảo sát cho biết các công ty công nghệ và mạng xã hội sẽ có những công cụ và chính sách để khuyến khích các hành động văn minh trên mạng. Đồng thời, chủ những nền tảng này các hình phạt thích đáng cho các hành vi sai phạm.
Ngoài ra, có 34% cho rằng số lượng phụ nữ bị xúc phạm trực tuyến sẽ giảm đi, các trẻ vị thành niên sẽ ít bị ngược đãi hơn với 33% người đồng tình và các thảo luận về chính trị trên Internet cũng sẽ mang tính xây dựng hơn với 33% người kỳ vọng.