Khi mình chia sẻ và hỏi Luật sư Phùng Thị Huyền (Hãng luật A+), luật sư chia sẻ, đối với sự việc chăn dắt trẻ em đi thổi lửa (ngậm xăng vào miệng rồi phun ra cây mồi lửa) rồi xin tiền, có 02 trường hợp xảy ra:
Trong vụ việc này, các em đi thổi lừa đều chưa đủ độ tuổi lao động, việc bắt ép các em đi làm công việc thổi lửa, cụ thể là ngậm xăng vào miệng để phun ra tạo nên đám lửa lớn rồi đi xin tiền là hành vi trái pháp luật trẻ em, pháp luật lao động nghiêm trọng. Hành vi này tuỳ mức độ, hành vi cụ thể phải chịu trách nhiệm hành chính, hình sự như sau:
Về trách nhiệm hành chính: Hành vi chăn dắt, bắt các em thực hiện công việc thổi lửa xin tiền có dấu hiệu của hành vi (i) dẫn dắt, rủ rê, xúi giục, dụ dỗ, lôi kéo, kích động, lợi dụng trẻ em lao động trái quy định và (ii) bóc lột sức lao động của trẻ em.
Tại khoản 1 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 quy định, bóc lột trẻ em là “hành vi bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về lao động”. Trong khi pháp luật lao động có quy định tại Điều 145 Bộ luật lao động 2019 quy định, đối với công việc ngậm xăng độc hại như trường hợp này thì người dưới 15 tuổi không được lao động.
Luật sư Phùng Thị Huyền (Hãng luật A+)
Hành vi nêu trên sẽ bị xử lý hành chính phạt tiền từ 20 đến 25 triệu đồng, đồng thời bị buộc nộp lại số tiền bất hợp pháp và chịu mọi chi phí khám chữa bệnh theo điểm d khoản 3, khoản 5 Điều 23 Nghị định 130/2021/NĐ-CP.
Về trách nhiệm hình sự: Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, nếu có đối tượng chăn dắt trẻ em có hành vi đánh đập, mắng chửi, bỏ đói, đối xử tàn ác… để ép buộc các em đi làm công việc thổi lửa xin tiền nếu đáp ứng cấu thành tội phạm thì có khả năng bị xử lý hình sự về tội cố ý gây thương tích theo (Điều 134 BLHS) , tội hành hạ người khác (Điều 140 BLHS), tội làm nhục người khắc (Điều 155 BLHS), tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi (Điều 296 BLHS).
Theo đó, mức hình phạt cao nhất của các tội này có thể đến chung thân.
Ngoài ra, trong trường hợp các em bị chăn dắt xuất phát từ việc được các đối tượng tiếp nhận của các đối tượng bắt cóc khác để chăn dắt đi làm công việc phun lửa, xin tiền thì sẽ có dấu hiệu của tội mua bán người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 151 BLHS. Mức hình phạt cao nhất của hành vi này là chung thân.
Theo luật sư, các đối tượng chăn dắt trẻ em có thể đối diện mức án cao nhất là chung thân.
Thiết nghĩ, chúng ta cần nâng cao hiểu biết để khi gặp những trường hợp thế này thì không cổ suý, không trở thành khán giả hào hứng những trò tiêu khiển kiểu này để thể hiện rõ sự phản đối của chúng ta về sự việc có dấu hiệu hàng loạt các sai phạm pháp luật như Luật sư đã phân tích trên đây.
Thậm chí, nếu phát hiện hành vi ngược đãi, chửi bới, đánh đập những đứa trẻ này thì ngay lập tức chúng ta thông báo cho công an gần nhất. Đã đến lúc người dân chúng ta cần nâng cao nhận thức để không vì sự hiếu kỳ, hoặc vì lòng tốt nhất thời mà vô tình “tạo mảnh đất màu mỡ” cho những sự việc có dấu hiệu tội ác đối với trẻ em được tồn tại.
Theo Luật sư Phùng Thị Huyền (Hãng luật A+)