Vào ngày hôm qua, website xem phim “lậu” lớn nhất của VN đã không thể truy cập được nữa khiến nhiều người không khỏi bày tỏ sự nuối tiếc. Tại Việt Nam, việc xem phim lậu đã không còn quá mới mẻ thậm chí kéo dài dai dẳng trong suốt nhiều năm qua.
Người dùng internet tại Việt Nam gần như không có khái niệm về việc xem phim phải trả phí vì hầu như có thể xem mọi bộ phim từ chiếu rạp cho đến truyền hình đều chẳng cần phải cần phải trả một đồng nào. Do đó việc website xem phim “lậu” lớn nhất bị chặn đã khiến nhiều người cảm thấy khá hụt hẫng.
“Tại sao phải bỏ tiền ra khi có thể xem phim miễn phí?” Một tài khoản bình luận.
Một người cũng đồng quan điểm này cho rằng: “ Chẳng lẽ bây giờ tôi phải trả tiền để xem phim nữa sao? Tôi sẽ không làm thế vì phim tôi muốn xem đã có sẵn trên mạng, lại còn miễn phí nữa”.
Và hàng nghìn lượt bày tỏ cảm xúc và bình luận có nội dung tương tự như vậy xuất hiện.

Điều đó cho thấy rằng “Văn hóa miễn phí” đã tồn tại và ăn sâu bám rễ trong nhận thức của hầu hết mọi người dùng Việt hiện tại. Việc phải trả tiền để xem phim hay nghe nhạc thực tế vẫn chưa phải là đều quen thuộc đối với số đông ngươì Việt.
Trang website phim “lậu” lớn nhất bị chặn thì những người dùng sẽ lại loay hoay tìm kiếm những “vùng đất mới”.
Theo thống kê của Cục Điện ảnh, hiện có hơn 400 website tiếng Việt đang công khai chiếu hàng chục nghìn bộ phim trên Internet trong khi các tác phẩm chưa được chủ các website này mua bản quyền.
Không cần phải quảng bá rầm rộ những website này vẫn cứ sống khỏe mạnh và có lượng truy cập khổng lồ do phim được cập nhật liên tục và miễn phí. Thậm chí trên đây còn có cả phim không xuất hiện trên các kênh chính thống bởi chưa được mua bản quyền hoặc lên sóng muộn.
Đã đến lúc người dùng cần phải thay đổi nhận thức của mình về bản quyền tác phẩm
Anh Lucas Luân Nguyễn – một người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực điện ảnh – bày tỏ quan điểm trên trang cá nhân: “Mọi người đừng thương tiếc cho một trang web ‘lậu’ đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến ngành điện ảnh khi nó bị chặn được không? Mình hiểu thói quen của các bạn bị ảnh hưởng, và cần thời gian để thay đổi. Nhưng đừng thể hiện như thể đó là một thứ vinh quang cần tưởng nhớ”.
Bên cạnh những ý kiến tiếc nuối cho trang web thì cũng có nhiều ý kiến trái chiều khác ủng hộ việc này.
Một tài khoản bày tỏ ý kiến cho rằng để làm nên một bộ phim cả ê kíp làm phim đã phải đầu tư không ít công sức, tiền bạc. Do đó họ xứng đáng nhận về những giá trị xứng với những gì mà họ đáng được nhận. Việc xem phim lậu là không công bằng với những người này.
Cũng đồng quan điểm này, một người khác khác chia sẻ “Tôi ủng hộ việc các trang web ‘lậu’ bị chặn vì đây là một bước đi quyết liệt để khán giả thưởng thức một bộ phim điện ảnh theo cách có tâm nhất”.
“Nếu một bộ phim thương mại bị phát tán trên mạng, các nhà sản xuất phải tìm lại cuộc sống mới cho tác phẩm bằng cách bán bản quyền cho các trang web trực tuyến có thu phí. Khán giả hãy cùng nhau nâng cao giá trị điện ảnh bằng cách xem phim có trả phí”, Khôi nói thêm.
Cũng trong luồng ý kiến ủng hộ động thái từ các nhà mạng, anh Huỳnh Đắc Thọ – một người có nhiều kinh nghiệm về bản quyền trong ngành phim ảnh và xuất bản – phát biểu:
“Việt Nam đã tham gia công ước Berne được 16 năm. Chúng ta không còn là một nước đứng bên ngoài các luật lệ về bản quyền trí tuệ. Nếu các bạn biết lên án vấn đề đạo nhái, thì cũng nên biết việc xem phim, đọc truyện, nghe nhạc không bản quyền là sai trái”.
Anh đồng thời chỉ ra luật lệ nghiêm khắc tại xứ sở hoa anh đào dành cho những người tiêu thụ văn hóa “chùa” rằng: “Ở Nhật Bản, đầu năm nay đã có luật về việc xử phạt hành chính lên tới 200.000 yen (tương đương hơn 43,5 triệu đồng) đối với người đọc truyện lậu. Người đăng tải hẳn phải bị phạt cao hơn. Song, ở Việt Nam, chưa có mức phạt nào cho việc đọc truyện hay xem phim lậu”.
Sau tất cả kể cả những chế tài để xử lý cho việc xem và phát hành phim lậu đi nữa thì quan trọng nhất vẫn là ý thức của người dùng.