Tổng kết năm 2019, vụ mùa cà phê Robusta tại Brazil đã bội thu cùng với việc đồng real mất giá đã vô tình tạo nên lợi thế lớn về chi phí xuất khẩu cho quốc gia này. Cụ thể chi phí nguyên liệu thô sản xuất cà phê hòa tan của Brazil đã thấp hơn 5% so với VN vào năm ngoái thì nay đã lệch đến 15%.
Hiển nhiên Brazil sẽ không thể không nhân lợi thế này tiếp tục hạ giá thành sản xuất để tấn công thị trường Đông Nam Á.
Đáng chú ý là trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã giảm 3%. Mặc dù hiện vẫn đang dẫn đầu về việc sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới thế nhưng cũng không thể coi thường Brazil. Nhiều dự đoán cho rằng nhiều khả năng Brazil sẽ vượt mặt Việt Nam lượng cà phê Robusta.
Loại cà phê robusta chính là nguyên liệu chính để sản xuất cà phê hòa tan do chi phí rẻ hơn so với dùng cà phê Arabica. Khảo sát cho thấy hiện các nhà sản xuất của Brazil đang nhanh chóng áp dụng công nghệ mới để thúc đẩy sản xuất.
Tại bang Rondonia, diện tích trồng cà phê robusta đang tăng mạnh với năng suất khoảng 200 – 300 bao/ha (mỗi bao 60 kg), ông Mera cho hay.
Điều gì khiến Brazil quyết tâm tổng tấn công thị trường Đông Nam Á?
Hiện tại thị trường này đang nắm giữ 20% lượng cá phê xuất khẩu của Brazil. Trong đó hai quốc gia là Indonesia và Myanmar nhập khẩu nhiều nhất. Ước tính chỉ ở hai quốc gia này từ năm 2017, sản lượng cà phê xuất khẩu sang đã tăng lên đến 30% và 180%.
“Châu Á là thị trường có tốc độ tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới bởi người tiêu dùng đang hình thành thói quen uống cà phê mỗi ngày”, ông Jose Sette, Giám đốc Tổ chức Cà phê Quốc tế, cho biết. Ông đánh giá cà phê hòa tan là thức uống tiện lợi, và dễ dàng tiếp cận đến người tiêu dùng.