Nhiều giả thiết đặt ra rằng đó là do chuỗi cung ứng trong đại dịch bị gãy thế nhưng sự thật chưa hẳn là như thế.
Một chủ đại lý đồng hồ cho biết việc ngày càng khó tìm được đồng hồ Rolex không hẳn là do dịch mà có thể đó là chiến lược kinh doanh của hãng.
“Rolex dường như đã thay đổi hoạt động kinh doanh theo cách giúp họ kiểm soát việc phân phối cũng như phân loại ai có thể mua và ai không thể mua được, ở cấp độ bán lẻ. Hãng chi phối mạnh các đối tác bán lẻ ủy quyền và đây là mắt xích quyết định khách hàng có thể sở hữu Rolex hay không”, Golden nói.
Golden cho rằng không phải Rolex đang thiếu đồng hồ để bán. Mục đính của họ là tạo nên hình ảnh đồng hồ của hãng đang khan hiếm và nhu cầu rất cao nên không kịp sản xuất. Thực tế, nhiều nguồn tin cho biết mỗi năm, Rolex làm ra gần một triệu chiếc đồng hồ thủ công.
Việc khó mua cũng khiến thị trường đồng hồ cũ hoạt động rầm rộ. Thậm chí, những chiếc đã qua sử dụng có giá cao hơn cái mới được bày bán ở cửa hàng. Ví dụ, một chiếc Daytona thép có giá trên trang web của hãng khoảng 13.150 USD nhưng trên Chrono24 nó có giá lên tới 36.000 USD.
Trên thực tế hãng đồng hồ hoàn toàn có thể sản xuất được nhiều hơn song họ không làm vậy vì để bảo vệ sự khan hiếm của mình và sự tự hào cho khách hàng của họ, tiếp tục duy trì hình ảnh những sản phẩm đẳng cấp của họ.
Rolex cũng không cần phải làm điều này để đe nẹt và làm giảm đi cạnh tranh từ thị trường đồng hồ cũ bởi hiện tại tình hình kinh doanh của họ vẫn rất tốt.