Cây hoa dừa cạn có nguồn gốc từ đảo Madagascar, sau đó được di thực ở nhiều nước nhiệt đới và ôn đới. Cây này còn có nhiều tên gọi khác như hải đăng, hoa tứ quý, bông dừa… Nó có tên khoa học là Catharanthus, thuộc họ La Bố ma (Apocynaceae).
Hoa dừa cạn là loại cây thân thảo, có thể sống nhiều năm. Cây trưởng thành có chiều cao khoảng 50 - 90 cm, mọc thẳng đứng, phân thành. Lá có hình dạng oval hoặc thuôn dài, đầu lá nhọn, có kích thước khoảng 1 - 2,5cm, dài 3 - 9cm, có màu xanh bóng, không có lông, gân có dạng giống lông chim, cuống lá tương đối ngắn, thường mọc đối xứng với nhau.
Sau khi ra hoa, cây cũng kết quả. Quả dừa cạn mọc thẳng đứng, hơi ngả sang 2 bên, bên trong mỗi quả chứa từ 15 - 20 hạt. Hạt giống hoa dừa cạn có nhỏ, có hình trứng, màu nâu nhạt, thường nổi nhiều mụn tròn theo hàng dọc.
Cây hoa dừa cạn nói chung và hoa dừa cạn đứng nói riêng nhìn chung rất thích hợp để trồng ở điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Việt Nam. Để gieo trồng và chăm sóc hoa dừa cạn đứng, bạn cần lưu ý các bước sau:
Điều quan trọng nhất trong quá trình trồng hoa dừa cạn đứng là lựa chọn hạt giống đạt chất lượng. Theo kinh nghiệm của nhiều người thì bạn nên lựa chọn ở những cửa hàng chuyên bán, cung cấp và nhập khẩu giống tốt, chất lượng nhất thị trường. Trong số này, hạt giống hoa dừa cạn đứng tại nhà vườn Hạt giống Hoa Phượng Hoàng đã được chúng tôi trồng thử và cho chất lượng khá tốt: Hạt giống chắc, đẹp, hạt to và không bị sâu bệnh, có tỷ lệ nảy mầm cao, đảm bảo hạt sinh trưởng và phát triển tốt.
Đất trồng hoa dừa cạn đứng phải đáp ứng một tiêu chí rất quan trọng là luôn thông thoáng. Theo kinh nghiệm chia sẻ của các nhà vườn, để có đất trồng dinh dưỡng chúng ta có thể trộn cát đen, bột xơ dừa, trấu hun, phân chuồng ủ mục, một ít vôi bột và ủ khoảng 1 tháng trước khi trồng.
Về thời vụ: Hạt giống hoa dừa cạn hầu như có thể gieo trồng ở bất cứ thời điểm nào trong năm. Trước khi gieo cần ngâm qua nước ấm từ 5 - 6 tiếng (nhớ bọc vải sáng màu khi ngâm). Tiếp theo, bạn đặt hạt vào giấy thấm nước và gói cả 2 bỏ vào túi nilon ủ trong mát tầm 4 giờ mới đem ra gieo.
Khâu tiếp theo là gieo hạt để ươm mầm: Dùng tăm tre, cho từng hạt giống đã xử lý xuống khay gieo đã chuẩn bị giá thể từ trước, nên gieo hạt đều tay, không nên để hạt trồng lên nhau.
Gieo xong, bạn hãy phủ một lớp đất mỏng, tưới đều (nên sử dụng vòi phun sương mịn để tránh tác động mạnh đến hạt). Bạn cũng không nên tưới quá nhiều nước hoặc tưới mạnh tay làm trôi hết hạt đấy nhé!
Khi hạt nảy mầm, bạn đợi đến khi cây con được 4 - 5 lá xanh thì có thể sang cây qua chậu cố định để trồng. Đặt cây con vào chậu hoặc hố trồng, nên để cho cây thẳng đứng, không bị nghiêng vẹo. Dùng tay nén chặt phần đất dưới gốc, để cây giữ được thăng bằng, vun đất cao hơn cổ gốc khoảng 20 cm.
Phủ 1 lớp vỏ trấu mỏng trên bề mặt gốc để giữ độ ẩm lâu hơn cho cây, tưới nước thật đẫm cho cây.
Tưới nước cho cây: Ngày tưới 2 lần, mùa mưa có thể giảm xuống 1 lần/ngày. Khi tưới nên tưới đều lên gốc cây, không tưới trực tiếp lên hoa sẽ làm hoa dập nát.
Bón phân cho cây hoa dừa cạn như thế nào? Kinh nghiệm của nhiều người cho thấy sau khi trồng được khoảng 1 tháng, bạn có thể bón thêm phân đạm để thúc đẩy quá trình phát triển của cây. Các tháng tiếp theo, nên sử dụng các loại phân có tác dụng dưỡng hoa, để phun cho cây, định kỳ cứ 7 ngày phun 1 lần. Khi hoa tàn, bón thêm phân chuồng ủ mục để ổn định chất dinh dưỡng trong đất, nuôi dưỡng cây đến khi hoa ra đợt sau.
Chúc các bạn thành công trong việc trồng, chăm sóc và tự tạo cho mình những chậu hoa dừa cạn đứng thật dễ thương nhé!