Rất có thể bạn đã mắc phải những sai lầm dưới đây mà không hề biết. Dưới đây là những lời khuyên từ một bậc thầy thương nhân Do Thái sẽ giúp bạn có thể chữa được tình trạng luôn “rỗng túi” của mình.
1/ Hãy học cách khống chế thói quen tiêu tiền
“Trong các bạn ai sẽ trả lời được câu hỏi này?”, thương nhân Do Thái nổi tiếng Jakaide nói: “ Nếu toàn bộ thu nhập của một người không đủ cho những chi tiêu cần thiết thì làm sao người đó có thể để dành 1/10 thu nhập của mình?”, Jakaide hỏi các sinh viên khi lên lớp.
“Hôm qua có những bạn nào lên lớp với túi tiền rỗng?” ông lại hỏi.
“Cả lớp chúng em”, sinh viên cả lớp đồng thanh đáp.
Thế là Jakaide đã nói với các sinh viên: Thế nhưng, thu nhập của các bạn cũng chưa hẳn giống nhau, có người thu nhập cao, có người thu nhập thấp. Có người phải chịu gánh nặng gia đình, nhiều người thoải mái hơn, nhưng có một điểm chung là: túi tiền của mỗi người đều trống rỗng như nhau.
Bây giờ tôi đưa ra một bí quyết làm giàu mà chúng ta và cả con cái chúng ta đều phải tuân thủ. Đó là đừng để “chi tiêu” vượt quá “thu nhập” của mình, nếu “chi” vượt thu thì đó là hiện tượng không bình thường.
Đừng gắn chi tiêu với các ham muốn. Nếu như cứ chiều theo các ham muốn thì thu nhập của các bạn không thể đáp ứng được, do đó các bạn không nên tiêu thu nhập của mình vào những ham muốn không thể thỏa mãn ấy.
Người ta thường buồn khổ vì ham muốn không được thỏa mãn. Các bạn tưởng rằng mình có nhiều tiền thì sẽ có thể thoải mãn được mọi ham muốn ư? Tư tưởng đó là không đúng, thời gian có hạn, tinh lực của các bạn cũng có hạn, thức ăn mà bạn ăn vào dạ dày cũng có hạn, hơn nữa phạm vi hưởng lạc cũng có hạn.
Ham muốn cũng giống như cỏ dại, chỉ cần trên đồng có một chút đất trống là nó đâm rễ phát triển. Ham muốn là vô cùng vô tận, nhưng thứ bạn thỏa mãn được thì lại rất ít. Các bạn phải nghiên cứu thói quen sinh hoạt trước.
Những khoản chi tiêu tưởng như cần thiết, nhưng sau khi suy nghĩ, bạn sẽ thấy có thể không cần phải chi. Các bạn phải coi câu nói này là một cách ngôn: Tiêu đi 1 đồng thì phải phát huy 100% hiệu quả của 1 đồng ấy.
Do đó phải lập dự toán chi tiêu, bạn phải theo nguyên tắc chi tiêu 90% chi tiêu, 10% để dành, chỉ mua những thứ cần thiết và những thứ có thể cần thiết, gạch bỏ toàn bộ những thứ không cần thiết, điều chỉnh dự toán sẽ giúp bạn giữ được tiền đã kiếm được.
Một sinh viên đứng lên nói: “ Em là một người thích tự do, em cảm thấy hưởng thụ mọi vật chất trên đời là quyền của em. Do đó em phản đối biện pháp dự toán mà thầy vừa nói, vì điều đó nghĩa là gò ép mình, khiến em thành một con lạc đà nặng gánh.”
Jakaide đáp: “ Anh bạn, ai là người quyết định dự toán”.
“Chính em là người dự toán”, sinh viên đó đáp
Theo em nói thì chẳng lẽ con lạc đà sẽ để đá quý, thảm quý và nhiều vàng trong túi ư? Đương nhiên không, nó chỉ để cỏ, ngũ cốc và túi nước cần dùng khi đi trong sa mạc thôi”.
“Dự toán sẽ giúp bạn phát tài, giúp bạn có được những thứ cần thiết, nếu bạn còn có những mong muốn khác thì dự toán cũng có thể giúp bạn đạt được những mong muốn đó.
Chỉ có dự toán mới giúp bạn từ bỏ những mong muốn không đúng đắn, mà thực hiện những mong muốn cần thiết nhất. Ngọn đèn sáng trong hang tối, nó sẽ là ánh sáng và giúp bạn thấy rõ tình hình thực tế trong hang.
Dự toán giống như ngọn đèn, nó sẽ chiếu sáng lỗ thủng trong túi tiền bạn, giúp bạn vá lỗ thủng ấy lại, giúp bạn biết không chế chi tiêu, dùng tiền bạc vào những việc không chính đáng”.
“Xét về điểm này, bí quyết đầu tiên trong việc làm giàu là mọi chi phí đều cần có dự toán. Dự toán giúp bạn có tiền thì mua thứ cần thiết, dự toán giúp bạn có tiền thì nhận được sự hưởng thụ đáng được hưởng, dự toán giúp bạn thực hiện được nguyện vọng chính đáng mà không đến nỗi phải dùng đến 10% tiền để dành”.
Như vậy từ bây giờ bạn nên có một cuốn sổ và ghi chép cẩn thận các khoản chi của mình. Và mỗi lần chi phải thật cân nhắc xem nó có phải là món đồ mà bạn cần thực sự hay không? Hành động nhỏ này có tác dụng vô cùng lớn, nó giúp bạn nhìn lại các khoản chi của mình, đánh giá và kiểm soát nó.
Mở rộng bài học này bạn sẽ thấy tuy đơn giản nhưng nó lại quyết định không nhỏ đến 1 doanh nghiệp, mà nếu như bạn là người chủ hay doanh nhân thì càng cần phải lưu . Lời khuyên dành cho bạn đó là:
2. Hãy luôn quản lý chặt chẽ và tính toán rõ ràng
Người Do Thái quan niệm rằng, biết kiếm tiền không bằng biết quản lý tiền. Cách tốt nhất để giữ của cải là quản lý tốt tiền bạc. Không nắm vững của cải gia đình mình thì không thể dùng tiền để làm việc tốt.
Biết rõ về của cải thì sẽ đưa ra các đối sách, tránh đầu tư sai lầm. Cho nên, dù bạn là chủ của gia đình hay chủ của một cửa hàng nhỏ, thậm chí là một chủ của một công ty, bạn cũng phải luôn tính toán được của cải của mình như một nhân viên kế toán.
Nhạy bén với tiền bạc là một kỹ năng cần thiết đối với nhà quản lý doanh nghiệp. Nhà quản lý doanh nghiệp vừa phải biết nắm cơ hội kiếm tiền, vừa phải biết quản lý tài sản nghiêm ngặt của công ty.
Tài sản của công ty không chỉ giới hạn ở tiền mặt, mà còn cả nguyên vật liệu, hàng hóa, thiết bị, …
Khi công ty căng thẳng về vốn mà người phụ trách doanh nghiệp lại ném 1000 đến 2000 đô la vào quán rượu mỗi ngày; tiêu tiền của công ty như ném qua cửa sổ.
Tuy 1000, 2000 đô chẳng đáng là bao so với tài sản vài triệu đô của công ty, nhưng suy nghĩ lại thì sự việc không đơn giản như thế.
Tục ngữ có câu ‘Một đồng tiền giết chết kẻ anh hùng, người không biết quý trọng số tiền nhỏ sẽ chẳng thể làm nên sự nghiệp’. Bên cạnh đó, ngoài tiên mặt ra, những tài sản khác cũng cần được chú ý. Bạn không nên tiết kiệm tiền mà lãng phí nó chẳng hạn nguyên vật liệu, sực lực, …