Minh Anh Minh Anh
28/07/2021 09:34:54

Netflix, Zoom, Amazon toan tính gì khi cùng nhảy vào thị trường game?

Chỉ trong tuần qua, hàng loạt các ông lớn gồm Netflix, Peloton, Zoom và cả Amazon đã thêm trò chơi điện tử vào kế hoạch kinh doanh của mình. Điều gì đã thôi thúc khiến họ phải nhanh chóng nhảy vào thị trường này?

Tiềm năng lớn của trò chơi điện tử đã khiến nó trở nên hấp dẫn và hiển nhiên các ông lớn không thể bỏ qua thị trường béo bở đang ngày càng nở rộng này.

Ước tính thị trường trò chơi điện tử đã đạt 177,8 tỷ USD trong năm 2020 và dự kiến con số này sẽ nhanh chóng vượt mốc 200 tỷ USD trong năm 2023, theo như báo cáo của Tom Wijiman tại công ty nghiên cứu Newzoo đưa ra gần đây.

Tuy nhiên cái gì ngon béo bở thì chưa hẳn là dễ “ăn”. Không có gì đảm bảo những tên tuổi lớn sẽ thành công và giành được chiến thắng. Một số thất bại lớn như 3DO và N-Gage đã  trở thành một ví dụ điển hình của ngành và ngay cả các công ty có bề dày lịch sử về trò chơi điện tử như Atari, Nintendo, Sega và Sony cũng đã phải thất bại.

Amzon, gã khổng lồ trong ngành bán lẻ cũng đã vấp phải khá nhiều thách thức khi gia nhập thị trường này. Sớm hơn Netflix và bất kỳ công ty nào khác, Amazon đã mở rộng sang lĩnh vực trò chơi điện tử và thử nghiệm trong vài năm, bao gồm cả việc mua Twitch trị giá gần 1 tỷ USD, vốn đã phát triển như một nền tảng phát trực tuyến tập trung vào trò chơi điện tử.

Nhưng Amazon đã hủy hoặc khai tử một số trò chơi kể từ khi thành lập studio của riêng mình cách đây bảy năm. Trò chơi mới nhất của nó “New World”, sẽ ra mắt vào cuối tháng 8 và quá trình thử nghiệm người chơi đã bắt đầu. Vì thế mà gã khổng lồ cũng vẫn chưa đạt được thành tựu nào lớn trong thị trường này. Và hiện đang bắt đầu lại ở một thử nghiệm mới.

Peloton đang phát triển một trò chơi dựa trên nhịp điệu có tên “Lanebreak” cho các mẫu Bike và Bike + của mình, sẽ ra mắt vào mùa đông năm nay. David Packles, giám đốc quản lý sản phẩm của công ty cho biết: “Ngay cả trong quá trình thử nghiệm ban đầu, chúng tôi đã phát hiện ra rằng những người trước đây chưa từng sử dụng Peloton cũng quan tâm đến dự án và nó sẽ khiến họ có nhiều khả năng thành công hơn”.

Nếu như cả Amazon và Peloton đều hướng đến việc bán các trò chơi điện tử thì ngược lại Netflix và cả Zoom lại có chiến lược hoàn toàn khác. Họ không bán trò chơi điện tử mà tận dụng nó như một công cụ để tăng sức mạnh cho giá trị cốt lõi của mình.

Zoom cũng đã thêm các trò chơi trong số các ứng dụng và tùy chọn sự kiện mới mà công ty có kế hoạch để giữ cho người dùng và doanh nghiệp tin cậy vào nền tảng hội nghị truyền hình. Ngoài “Heads Up!” một trò chơi tiệc tùng được phát triển với Ellen DeGeneres, ứng dụng “Kahoot!” cho phép bạn kết hợp các trò chơi học tập vào các cuộc họp video.

Netflix  thì cóchiến lược tương tự, họ phát triển các trò chơi di động sẽ được đưa vào đăng ký của các thành viên mà không phải trả thêm phí mục tiêu là giữ chân người dùng,thu hút thêm người dùng mới trước các đối thủ cạnh tranh với nền tảng chiếu phim trực tuyến của họ.

Tham vọng hơn là thông qua dữ liệu trò chơi họ có thể tạo ra một hệ sinh thái phim ảnh chứa một nhân vật game nào đó và hiển nhiên là những bộ phim sẽ được người dùng đón nhận nhiều hơn.

Hiện tại trò chơi điện tử không nằm trong danh sách khai thác doanh thu của Netflix và trò chơi điện tử có “tính chất giống như phim mà bạn có thể sở hữu IP (tài sản trí tuệ).  Chính vì thế mà tạm thời họ sẽ mua lại hàng loạt các trò chơi để câu dẫn người dùng và như bạn thấy đấy, những bộ phim mà có nhân vật được yêu thích luôn có lượt xem khủng. Và Netflix sẽ có thể từ từ tao ra nhiều series phim hay hơn, đúng gu khách hàng hơn và bảo đảm rằng người dùng khó có thể mà rời khỏi nền tảng của họ sang một nền tảng khác.


   
0 bình luận     0 lượt thích

Mạng xã hội Men TV - Men Trending Vietnam hướng đến chia sẻ và lan tỏa lối sống tích cực, giàu nghị lực, bản lĩnh của người đàn ông Việt Nam.
Cơ quan chủ quản: VN TELECOM
Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Giấy phép hoạt động mạng xã hội số 715/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 28/12/2015.
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Sĩ Nông.
Văn phòng TP.HCM: 416/43/32 Dương Quảng Hàm, Phường 5, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0901.868.399
Truyền thông: 0932196959(Mr. Hiếu Thượng)
Email: mentv.social@gmail.com