Ông chủ Seven.AM là em trai lãnh đạo Ivy Moda: Người dùng hoang mang nghi vấn liệu sản phẩm Ivy Moda có đúng ‘chuẩn’ Made in Việt Nam?
Mới đây dư luận lại thêm một lần nữa rúng động với nghi vấn chuỗi thời trang Seven.AM cắt mác Trung Quốc thay bằng nhãn mác Việt Nam, có hành vi lừa dối người tiêu dùng tương tự như Khai Silk trước đó.
Đáng lưu ý là ông chủ Seven.AM lại là em trai lãnh đạo Ivy Moda, dẫn đến việc nhiều người cũng tỏ ra hoang mang về nguồn gốc xuất xứ cũng như chất lượng sản phẩm của Ivy Moda.
Theo nhiều nguồn thông tin thì mặc dù cả hai là anh em và cùng đầu tư vào phân khúc thời trang công sở nhưng xét về quy mô hoạt động và hiệu quả kinh doanh của cả hai chuỗi thời trang Seven.Am và Ivy Moda lại khác xa nhau một trời một vực.
Đứng đầu chuỗi cửa hàng Seven. Am là ông Nguyễn Vũ Hải Anh. Mặc dù đã hoạt động được 10 năm trong lĩnh vực thời trang nhưng so với những đối thủ khác doanh thu của MHA khá khiêm tốn.
Tổng kết năm 2018, doanh thu Seven.Am đạt 17,4 tỷ đồng, trong khi con số này của Ivy Moda là gần 500 tỷ đồng. Một số các thương hiệu thời trang nội địa lớn khác như NEM, Blue Exchange, Kowil Vietnam cũng có doanh thu năm 2018 đạt từ hơn 400-500 tỷ đồng, riêng doanh thu của Canifa lên đến hơn 1.000 tỷ đồng.
Vừa qua, một số cơ quan truyền thông thông tin về khách hàng của Seven.AM tố một số sản phẩm tại chuỗi cửa hàng Seven.AM bị cho là cắt nhãn mác Trung Quốc để gắn nhãn mác của thương hiệu này.
Theo đó, những kiện hàng như túi, khăn, quần áo… được đưa về kho của Công ty Cổ phần MHA trước khi xuất đi hàng chục showroom thì các công nhân sẽ kiểm tra từng sản phẩm, nếu thấy bất kỳ chữ Trung Quốc nào là phải loại bỏ ngay và thay vào đó bằng nhãn hiệu Seven.AM.
Trong khi đó Seven.AM lại được công ty quảng cáo là hàng Made in Việt Nam, thậm chí còn lọt Top 20 doanh nghiệp Toàn quốc có sản phẩm và dịch vụ được tin dùng.
Phân trần về việc bị tố là có hành vi gian dối người dùng, ông Hải Anh đã thừa nhận xác nhận với báo chí rằng có nhập hàng Trung Quốc nhưng đều có hóa đơn. Về việc cắt mác cổ vì có khách hàng kêu ngừa, những chỗ khác như mác sườn thì vẫn còn. Ông khẳng định những sản phẩm nào bên tôi không sản xuất thì không gắn mác Seven.AM.
Hiện tại kể từ sau khi vụ việc xảy ra toàn bộ chuỗi cửa hàng Seven.Am tại Hà Nội đồng loạt đóng cửa sau khi bị Đội Quản lý thị trường tạm giữ hơn 9.000 sản phẩm, kiểm tra việc bóc tem Trung Quốc, dán mác Việt Nam. Trong khi đó, trên website hay fanpage của thương hiệu thời trang này không có bất kỳ thông báo nào về việc ngừng bán.
Xem thêm các chia sẻ khác:
- Top 10 thương hiệu Phở ngon nhất Việt Nam năm 2019
- Giá heo hơi hôm nay ngày 10/12/2019: Miền Bắc tăng như vũ bão đạt đỉnh 87.000 đồng/kg tại nhiều nơi
- Giá heo hơi hôm nay ngày 21/11/2019: Miền Bắc, miền Trung tiếp tục chững giá, miền Nam tăng mạnh trên diện rộng
- Giá cà phê hôm nay ngày 20/11: Quay đầu tiếp tục giảm thêm 500 đồng/kg
- Giá heo hơi hôm nay 19/11/2019: Miền Bắc bất ngờ quay đầu giảm nhẹ, miền Nam tăng mạnh 8000 đồng/kg
- Vietnam Airlines tăng thêm 1000 chuyến bay, cảnh báo người dùng cẩn trọng kẻo mua phải vé máy bay giả dịp Tết
- Fahasa khai trương thêm nhà sách tại Đồng Tháp
- FPT Shop bất ngờ mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm nhập ngoại
- Hot trend giáng sinh 2019: Tùng thơm lên ngôi người người săn lùng
- Giá heo hơi hôm nay 11/12/2019: Tiếp tục phi mã, miền Bắc sẽ sớm chạm đỉnh 90.000 đồng/kg